Internship Program

A unique opportunity for law students to engage with employment law

ISEALS for international students

Supporting students' work rights

Fact Sheets

Fact Sheets about a number of employment law issues

Newsletter signup

For regular employment law updates from JobWatch

Open Menu Close Menu

Quyền hạn của quý vị tại nơi làm việc

Tải xuống

Bãi miễn trách nhiệm: Đây là thông tin tổng quát và không thay thế việc tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. Quý vị nên nhờ luật sư tư vấn pháp lý về tình huống riêng của mình trước khi hành động dựa trên thông tin này.

Quyền hạn của quý vị tại nơi làm việc

Là nhân viên tại Úc, theo luật, quý vị có các quyền hạn. Bất kể sinh ra ở đâu hoặc nói ngôn ngữ nào, khi là nhân viên, quý vị được bảo vệ theo luật nhân dụng của Úc.

Tập sách này cung cấp thêm thông tin về quyền hạn làm việc của quý vị. Muốn biết thêm thông tin pháp lý và hỗ trợ về các quyền hạn của mình tại nơi làm việc, quý vị có thể gọi cho Dịch vụ Thông tin qua Điện thoại JobWatch.

  • 1800 331 617 (Các thị trấn VIC, QLD, TAS)
  • (03) 9662 1933 (Nội thành Melbourne)

Nếu quý vị cần thông dịch viên trên điện thoại, chúng tôi có thể sắp xếp thông dịch viên thông qua Dịch vụ Thông Phiên dịch (TIS Toàn quốc).

Quý vị được tuyển dụng như thế nào

Nhân viên

Nếu là nhân viên, quý vị đi làm tại doanh nghiệp của người khác. Họ kiểm soát cách thức, địa điểm và lúc nào quý vị làm công việc của mình và quý vị được trả lương cho công việc quý vị làm.

Có hai loại nhân viên khác nhau – nhân viên biên chế (permanent) và nhân viên phù động (casual).

Nhân viên biên chế được hưởng các quyền lợi như nghỉ phép có lương, việc làm ổn định và được bảo vệ khỏi bị mất việc làm. Nhân viên phù động nhận được các quyền lợi như mức lương cao hơn và có thể từ chối đi làm.

Nếu là nhân viên phù động và muốn vào biên chế, một số nhân viên phù động có thể trở thành nhân viên biên chế sau khi đã đi làm được 12 tháng. Trường hợp này gọi là chuyển đổi từ phù động.

Người làm theo hợp đồng độc lập

Người làm theo hợp đồng độc lập được thuê để cung ứng dịch vụ họ cung cấp. Họ thường có ABN và được trả tiền thông qua hóa đơn thay vì tiền lương.

Ví dụ về người làm theo hợp đồng độc lập là thợ sửa ống nước được thuê để hoàn thành một công việc. Một khi đã hoàn thành công việc đó, người làm theo hợp đồng độc lập có thể tự do nhận các công việc khác và không cần phải làm việc tiếp tục với người thuê mình.

Hợp đồng giả vờ

Để tránh phải cung cấp cho nhân viên những quyền lợi đầy đủ về việc làm của họ, một số người chủ/hãng sẽ nói rằng nhân viên của họ là người làm theo hợp đồng độc lập chứ không phải nhân viên. Trường hợp này gọi là hợp đồng giả vờ.

Nếu tin rằng quý vị là nhân viên chứ không phải là người làm theo hợp đồng độc lập, quý vị có thể đòi các quyền lợi quý vị có quyền hưởng. Quý vị có 6 năm để nộp đơn đòi các quyền lợi chưa trả tiền.

Hợp đồng việc làm

Nhiều người nghĩ rằng hợp đồng việc làm cần phải bằng văn bản. Không phải vậy. Hợp đồng việc làm có thể bằng lời.

Điều quan trọng là nếu quý vị nhận được hợp đồng việc làm bằng văn bản, quý vị đừng ký tên vào đó trừ trường hợp quý vị hiểu hết nội dung. Hãy nhờ người tư vấn pháp lý trước khi ký bất cứ văn bản nào.

Đôi khi việc làm của quý vị có thể thay đổi – quý vị có thể được thăng chức, chuyển đến khu vực khác hoặc giờ làm việc của quý vị có thể thay đổi. Mọi thay đổi đối với các điều khoản trong hợp đồng của quý vị như đã được đề xuất đều phải qua thảo luận với quý vị. Hợp đồng của quý vị không thể thay đổi một cách hợp pháp nếu quý vị không đồng ý.  Quý vị có thể từ chối sự thay đổi.

Được trả lương

Thử việc không lương

Quý vị có quyền nhận được tiền lương cho tất cả công việc quý vị làm – bao gồm thử việc khi quý vị và người chủ/hãng đang thử xem quý vị có phù hợp với công việc đó hay không.

Thử việc có thể là một giờ, một tuần hoặc một tháng – dù thời gian dài ngắn thế nào, quý vị phải được trả lương cho công việc đó. Người chủ/hãng không trả tiền lương cho quý vị cho việc làm này là trái pháp luật. Quý vị có 6 năm để nộp đơn đòi tiền lương chưa trả.

Việc làm trả lương bằng tiền mặt

Việc làm trả lương bằng tiền mặt là khi không có hồ sơ chính thức về việc làm của quý vị Quý vị có thể được trả lương bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng, nhưng quý vị ‘không có tên trong sổ sách’. Một số người chủ/hãng sẽ làm điều này để tránh phải đóng thuế hoặc tiền hưu bổng.  Điều này là bất hợp pháp.

Vấn đề đối với nhiều việc làm trả tiền mặt là nhiều khi người chủ/hãng không tôn trọng các quyền hạn liên quan đến việc làm của quý vị vì không có hồ sơ chính thức về việc làm của quý vị.

Nếu đi làm công việc được trả lương bằng tiền mặt, quý vị hãy lưu giữ càng nhiều hồ sơ về việc làm của mình càng tốt, bao gồm những ngày quý vị đi làm và quý vị đi làm bao nhiêu tiếng đồng hồ và mọi tin nhắn văn bản hoặc email. Thanh tra viên Việc làm Công bằng (Fair Work Ombudsman) có ứng dụng ‘Ghi lại Giờ tôi Đi làm’ (‘Record my Hours’) https://www.fairwork.gov.au/tools-and-resources/record-my-hours-app quý vị có thể sử dụng. Quý vị cũng nên nộp tờ khai thuế với Sở Thuế Úc vào cuối mỗi năm tài chính.

Quý vị được trả lương bao nhiêu

Nếu trên 18 tuổi, tiền lương quý vị nhận được không bao giờ thấp hơn mức lương tối thiểu toàn quốc của Úc.

Quý vị có thể được trả lương cao hơn mức lương tối thiểu. Một số nơi làm việc có thể trả lương cao hơn hoặc khác nhau tùy thuộc vào số ngày và số giờ quý vị đi làm vì họ làm đúng theo quy chế lao động hiện đại (modern award) hoặc thỏa thuận doanh nghiệp (enterprise agreement).

Muốn biết mức lương của quý vị phải là bao nhiêu, hãy liên lạc với Fair Work Ombudsman.

Tiền hưu bổng (Hưu bổng)

Người chủ/hãng phải đóng 10% tiền lương của quý vị vào quỹ hưu bổng cho lúc quý vị nghỉ hưu. Khoản tiền hưu bổng này hoặc là chưa kể tiền lương của quý vị hoặc là một phần tiền lương của quý vị – trong hợp đồng của quý vị thường ghi rõ điều này. Trong phiếu lương quý vị nhận được phải có liệt kê các khoản tiền hưu bổng người chủ/hãng đóng góp cho quý vị.

Có một số trường hợp ngoại lệ về các khoản đóng góp tiền hưu bổng – ví dụ: một số người làm theo hợp đồng độc lập hoặc nhân viên chưa đủ tuổi (vị thành niên) có khi không được trả tiền hưu bổng. Khi tính ra 10% có khi cũng không bao gồm các khoản tiền trả làm thêm giờ và các khoản phụ cấp khác trong tiền lương của quý vị.

Nếu người chủ/hãng không trả tiền hưu bổng cho quý vị, hoặc không trả đủ tiền hưu bổng, quý vị có thể liên lạc với Sở Thuế Úc.

Trong thòi gian quý vị đi làm

Quyền được nghỉ phép của quý vị

Nhân viên biên chế có quyền được nghỉ phép khác nhau, có lương bao gồm:

  • Nghỉ phép thường niên
  • Nghỉ phép cá nhân hoặc người chăm sóc
  • Nghỉ phép nhân ái

Nhân viên phù động được nghỉ phép nhân ái không lương.

Muốn nghỉ phép và hiểu các quyền lợi của mình, quý vị hãy xem trong hợp đồng, quy chế lao động hoặc thỏa thuận doanh nghiệp và chính sách về nghỉ phép của người chủ/hãng của quý vị.

Có các loại nghỉ phép khác bao gồm nghỉ phép vì lý do bạo hành gia đình và trong nhà, nghỉ phép làm công tác cộng đồng và nghỉ phép thâm niên.

Phân biệt đối xử

Luật pháp Úc bảo vệ quý vị không bị đối xử tệ bạc hoặc khác biệt tại nơi làm việc vì:

  • Chủng tộc hoặc quốc tịch
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Khuynh hướng tình dục
  • Tôn giáo hoặc chính kiến
  • Quý vị là cha mẹ và người chăm sóc
  • Thai sản hoặc cho con bú sữa mẹ

Phân biệt đối xử có thể là trực tiếp – ví dụ, quý vị có thể nhận được thông báo rằng quý vị đã không được tuyển dụng vào làm công việc quý vị đã nộp đơn xin vì người chủ/hãng không thích âm giọng nói của quý vị.

Phân biệt đối xử cũng có thể là gián tiếp – ví dụ, người chủ/hãng có thể yêu cầu một cách vô lý về giờ làm việc không linh hoạt mà những người có trách nhiệm chăm sóc khó đi làm được.

Nếu bị phân biệt đối xử, quý vị có thể nộp đơn xin bồi thường với cơ quan chống phân biệt đối xử ở tiểu bang quý vị cư ngụ, hoặc với Australian Human Rights Commission.

Nếu bị phân biệt đối xử và bị mất việc làm do bị phân biệt đối xử, quý vị có thể nộp đơn kiện sa thải bất công hoặc đơn kiện Tranh chấp Bảo vệ Thông thường – Đuổi việc với Fair Work Commission trong vòng 21 ngày kể từ ngày bị mất việc. Nếu thành công, quý vị có thể được đi làm trở lại công việc của mình hoặc được trả tiền cho những gì quý vị bị mất mát.

Bắt nạt

Bắt nạt tại nơi làm việc không bao giờ là điều chấp nhận được Nếu quý vị bị ai đó bắt nạt tại nơi làm việc bằng lời nói hoặc hành động và sức khỏe và sự an toàn của quý vị gặp nguy hiểm, quý vị có thể:

  • Trình báo hành vi bắt nạt với người quản lý của quý vị hoặc người thích hợp
  • Nộp đơn xin án lệnh chấm dứt bắt nạt với Fair Work Commission
  • Khiếu nại với cảnh sát
  • Khiếu nại với WorkSafe
  • Nộp đơn xin bồi thường thương tật công nhân
  • Nộp đơn kiện phân biệt đối xử (xem ở trên)

Điều quan trọng là tìm người tư vấn pháp lý trước khi quyết định phải làm gì.

Nghỉ làm

Bỏ việc

Nhiều việc làm có thời gian thông báo trước tối thiểu, thường là từ hai đến bốn tuần lễ. Quý vị thường có thể tìm chi tiết này trong hợp đồng của mình, quy chế lao động hiện đại, hoặc thỏa thuận doanh nghiệp.

Nếu muốn nghỉ việc, quý vị cần phải thông báo trước với người chủ/hãng theo đúng thời gian tối thiểu, nếu không họ có thể kiện quý vị vì vi phạm hợp đồng.

Khi bỏ việc với tư cách là nhân viên biên chế, quý vị sẽ được trả tiền cho các quyền lợi của mình trong phiếu lương cuối cùng, bao gồm bất kỳ ngày nghỉ phép thường niên nào quý vị chưa nghỉ.

Sa thải bất công

Quý vị không thể bị mất việc một cách nhẫn tâm, bất công hoặc vô lý. Điều này có thể bao gồm những điều như:

  • Không có lý do gì để quý vị bị mất việc
  • Không có cảnh báo nào để quý vị cải thiện công việc của mình trước khi bị mất việc
  • Người chủ/hãng của quý vị đã không tuân theo luật nơi làm việc

Nếu điều này xảy ra với quý vị, quý vị có thể nộp đơn kiện sa thải bất công với Fair Work Commission trong vòng 21 ngày kể từ ngày bị mất việc. Nếu thành công, quý vị có thể được đi làm trở lại công việc của mình hoặc được trả tiền cho những gì quý vị bị mất mát.

Cho nghỉ việc vì dư người (Redundancy)

Đôi khi, nhân viên có thể bị cho nghỉ việc vì dư người do có sự thay đổi trong doanh nghiệp Nghỉ việc vì dư người là khi việc làm của quý vị (nghĩa là chức danh, lương, giờ làm việc, địa điểm và nhiệm vụ của quý vị) không còn nữa.

Nếu nhận được thông báo rằng việc làm của quý vị là dư nhưng việc làm của quý vị vẫn còn, hoặc quý vị có lẽ nên được chuyển sang việc làm khác trong cùng một công ty, hoặc người chủ/hãng của quý vị không tuân theo quy trình tham khảo ý kiến bắt buộc, quý vị có thể nộp đơn kiện sa thải bất công.

Nếu bị cho nghỉ việc vì dư người trong cương vị nhân viên biên chế, quý vị có thể được hưởng tiền lương đền bù cho nghỉ việc vì dư người. Đây là khoản tiền lương tối thiểu bốn tuần lễ cho mỗi năm đã đi làm và hơn thế nữa tùy thuộc vào thời gian quý vị đã đi làm và nội dung hợp đồng, quy chế lao động hoặc thỏa thuận doanh nghiệp của quý vị.

Chi tiết liên lạc hữu íchích

Trong tài liệu này, chúng tôi nêu tên một số tổ chức có thể giúp quý vị. Dưới đây là chi tiết liên lạc của các tổ chức này.

Dịch vụ Thông tin qua Điện thoại miễn phí và bảo mật của JobWatch
ĐT:
(03) 9662 1933 (Nội thành Melb), 1800 331 617 (Vùng tỉnh lỵ Vic, Qld, Tas)
Trang mạng: jobwatch.org.au

Fair Work Ombudsman
ĐT:
13 13 94
Trang mạng:
fairwork.gov.au

Fair Work Commission
ĐT:
1300 799 675
Trang mạng: fwc.gov.au

Sở Thuế Úc
ĐT:
13 28 61
Trang mạng: ato.gov.au

Australian Human Rights Commission
Đt:
1300 656 419
Trang mạng:
humanrights.gov.au

Tải xuống

Sign up for our newsletter

Copyright © 2024 All Rights Reserved

JobWatch acknowledges and is grateful for the financial and other support it has received from our supporters.
JobWatch acknowledges the Aboriginal and Torres Strait Islander peoples of this nation. We acknowledge the traditional custodians of the lands on which we are located and where we conduct our business. We pay our respects to ancestors, and Elders, past, present and emerging.